TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP
(REASEARCH AND TRANFER CENTER FOR FORESTRY TECHNOLOGY)
Địa chỉ: Ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
Email: kln@hcmuaf.edu.vn
Website: http://www.ff.hcmuaf.edu.vn/
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM: TS. TĂNG THỊ KIM HỒNG
Chức năng
+ Xây dựng cơ sở thực hành và thực tập về lĩnh vực lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng, nông lâm kết hợp và cây xanh đô thị.
+ Sản xuất giống cây lâm nghiệp và cây xanh đô thị.
+ Dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lâm sinh, nông lâm kết hợp và cây xanh đô thị.
Nhiệm Vụ
+ Quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất, nhà làm việc và nhà ở, những công trình trong phạm vi ranh giới của Trại thực nghiệm lâm sinh.
+ Xây dựng cơ sở thực hành và thực tập về lĩnh vực lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng, nông lâm kết hợp và cây xanh đô thị.
+ Tham gia hướng dẫn sinh viên thực hành và thực tập về lĩnh vực lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng, nông lâm kết hợp và cây xanh đô thị.
+ Sản xuất những giống cây gỗ có chất lượng cao để cung cấp cho các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và cây xanh đô thị.
+ Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giống cây rừng, kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng, kỹ nuôi dưỡng và trồng cây xanh đô thị.
Liên kết sản xuất trong các lĩnh vực giống cây lâm nghiệp và cây xanh đô thị, nông – lâm kết hợp.
THÀNH TỰU TRONG SẢN XUẤT VÀ NCKH:
· Nghiên cứu khoa học
Trong những năm qua, TTNLS cùng với cán bộ giảng dạy của khoa Lâm Nghiệp đã thực hiện và hoàn thành nhiều đề tài và dự án có liên quan đến những lĩnh vực lâm sinh, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, nông lâm kết hợp, chế biến lâm sản và lâm nghiệp xã hội. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
+ Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Cẩm lai bằng phương pháp giâm hom.
+ Chương trình hợp tác hỗ trợ phát triển và chuyển giao hoạt động Lâm nghiệp xã hội giữa các đối tác của Việt Nam & Thụy sĩ.
+ Nghiên cứu Kỹ thuật gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở Đông Nam Bộ.
+ Nghiên cứu gây trồng cây gỗ mọc nhanh, đường kính lớn có giá trị kinh tế cao của Việt Nam.
+ Bệnh thối cỗ rễ Thông 3 lá trong các vườn ươm Thông ba lá ở Lâm Đồng và Kon Tum.
+ Dự án đầu tư và phục hồi cây gỗ quý, hiếm và phong lan tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Nghiên cứu những bệnh hại chính trên 6 loài cây lâm nghiệp (Bằng lăng nước, Dầu rái, Gõ đỏ, Keo lai, Bạch đàn, Sao đen) trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
· Sản xuất cây lâm nghiệp và cây xanh đô thị
Trong giai đoạn 2009 - 2013, Trại thực nghiệm lâm sinh đã liên kết với những cá nhân và những tổ chức khác sản xuất 5,0 triệu cây con Keo lai và 2.000 cây xanh đô thị.
Số lần xem trang: 2512
Nhập ngày: 14-10-2015
Điều chỉnh lần cuối: 10-04-2018