- Chuyên ngành Lâm sinh
- Chuyên ngành Nông Lâm kết hợp
2. KỸ SƯ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
3. KỸ SƯ LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ
4. KỸ SƯ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
- Chuyên ngành Kỹ Thuật Công Nghệ Gỗ (CBLS)
- Chuyên ngành Thiết Kế Đồ Gỗ, Nội Thất
THÔNG TIN CÁC NGÀNH TUYỂN SINH:
1. LÂM HỌC [NLS 7620201]
Chuyên ngành Lâm sinh (Click vào đây để xem Chương trình đào tạo)
Chuyên ngành Nông Lâm kết hợp (Click vào đây để xem Chương trình đào tạo)
* Kỹ sư ngành Lâm học có thể làm việc tại các Trường, Viện nghiên cứu trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Khoa học & Công nghệ; Các công ty Lâm nghiệp của nhà nước và tư nhân; Vườn Quốc gia; Khu Bảo tồn thiên nhiên; Ban Quản lý rừng; các Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm trong phạm vi cả nước hoặc có thể đảm nhận vai trò là một chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong và ngoài nước, các dự án phát triển quốc tế trong lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
* Theo học ngành Lâm học các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Sinh thái rừng; Kỹ thuật lâm sinh; Trồng rừng; Điều tra, quy hoạch rừng; Quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng. Ngoài ra, một phần không thể thiếu trong chương trình học là khối kiến thức về Luật, Chính sách tài nguyên rừng và môi trường; Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong quy hoạch lâm nghiệp … để đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ hành trang phục vụ tốt cho mỗi vị trí công việc.
* Cơ hội việc làm của Kỹ sư ngành Lâm học: Hiện nay và trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư Lâm học của các cơ quan, đơn vị nhà nước và các doanh nghiệp sẽ rất cao do sự thiếu hụt nguồn nhân lực ở các cơ quan đơn vị liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp. Bên cạnh đó, hiện có rất nhiều công ty lâm nghiệp, công ty cây xanh được thành lập, công ty liên doanh liên kết trồng rừng cung cấp nguyên liệu, vườn sản xuất cây giống trồng rừng, cung ứng cây xanh đô thị, cảnh quan hoa viên … Mới đây nhất là chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành. Ngoài ra, rất nhiều công ty, tổ chức và cá nhân cũng tham gia trồng rừng nhằm có thể cung ứng lượng gỗ cần thiết cho sản xuất và chế biến trong bối cảnh nguồn nguyên liệu đang rất khan hiếm ở nước ta. Đây là dịp và là cơ hội rất lớn cho các sinh viên có được làm việc sau khi tốt nghiệp. Kết quả khảo sát những năm qua cho thấy rằng, có trên 95% sinh viên học ngành Lâm học có việc làm phù hợp với ngành đào tạo ngay sau khi ra trường.
2. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG [NLS 7620211]
(Click vào đây để xem Chương trình đào tạo)
* Kỹ sư ngành Quản lý tài nguyên rừng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: Tổng cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp: Các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng; Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Trường Đại học, Cao đẳng, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp; các Chương trình, Dự án liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế, vai trò của lực lượng chuyên trách về bảo vệ tài nguyên rừng càng được đề cao, đó là: tăng cường năng lực quản trị rừng và thực thi pháp luật Lâm nghiệp, góp phần tích cực trong giảm mất rừng và suy thoái rừng, kiểm soát nguồn gốc hợp pháp và nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên thị trường trong và ngoài nước, tham gia phát triển dịch vụ môi trường rừng.
* Theo học Ngành Quản lý tài nguyên rừng tại Trường ĐHNL TP.HCM, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về xã hội, về pháp luật, chính sách phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường; Các nguyên lý, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường bằng việc Ứng dụng công nghệ hiện đại GIS và Viễn thám trong QLTNR và môi trường/trong Quản lý động vật hoang dã; Giám sát Carbon rừng; Chi trả dịch vụ môi trường rừng...
* Cơ hội việc làm của Kỹ sư ngành Quản lý tài nguyên rừng: Theo kết quả điều tra, mỗi năm cả nước đang cần khoảng 20.000 kỹ sư thuộc các lĩnh vực của ngành Lâm nghiệp làm việc ở các đơn vị thuộc Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức NGOs, các chương trình/dự án … Riêng ngành Quản lý tài nguyên rừng mỗi năm cũng cần tuyển dụng 7.000 – 10.000 kỹ sư. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có năng lực chuyên môn tốt và tìm được việc làm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu nhân lực chuyên môn cho các doanh nghiệp, công ty, các cơ quan quản lý và các viện nghiên cứu. Nhiều cựu sinh viên giữ những vị trí quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực liên quan đến Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng ...
3. LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ [NLS 7620202]
* Kỹ sư ngành Lâm nghiệp đô thị có thể làm việc tại bộ phận kỹ thuật của các Công ty cây xanh đô thị, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục phát triển Lâm nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh liên quan đến lâm nghiệp và lâm nghiệp đô thị. Tham gia các dự án, chương trình phát triển lâm nghiệp đô thị cho các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ với tư cách là một chuyên gia tư vấn; Có thể tự phát triển công việc liên quan đến sản xuất và cung ứng dịch vụ trong quy hoạch, tư vấn thiết kế và thi công các công trình cảnh quan, tiểu cảnh cho các hộ gia đình, các công ty và cảnh quan xanh trong môi trường đô thị.
* Đến với ngành Lâm nghiệp đô thị, sinh viên không những được đào tạo cơ bản về lâm nghiệp mà còn được trang bị kiến thức chuyên ngành về quy hoạch và quản lý không gian xanh đô thị, giám sát và đánh giá được chất lượng cây xanh trên đường phố, công viên, nắm vững được kỹ thuật trồng và bảo dưỡng cây xanh nhằm nâng cao tính mỹ quan của đô thị, đảm bảo tính bền vững của môi trường sinh thái và những hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội của một đô thị xanh đem lại.
* Cơ hội việc làm của Kỹ sư ngành Lâm nghiệp đô thị: Ngày nay, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh ở khắp các vùng miền trên cả nước, do vậy, vấn đề quy hoạch đô thị, phát triển không gian xanh và tạo ra sự cân bằng giữa đời sống kinh tế, sinh hoạt và môi trường sống trong thành phố là hết sức quan trọng. Hiện nay, nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp đô thị đang thiếu hụt trầm trọng đặc biệt ở các thành phố lớn trong cả nước. Đây là cơ hội việc làm rất lớn, ổn định và ngày càng được mở rộng gắn với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển du lịch và dịch vụ của nước ta.
4. CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN [NLS 7549001]
Chuyên ngành Kỹ Thuật Công Nghệ Gỗ (CBLS) (Click vào đây để xem Chương trình đào tạo)
Chuyên ngành Thiết Kế Đồ Gỗ, Nội Thất (Click vào đây để xem Chương trình đào tạo)
Chuyên ngành Công Nghệ Gỗ - Giấy (Click vào đây để xem Chương trình đào tạo)
* Kỹ sư ngành Công nghệ chế biến lâm sản chuyên ngành Kỹ thuật gỗ và Công nghệ giấy làm công tác quản lý và thực hiện nhiều công việc có liên quan đến gỗ, vật liệu gỗ và làm việc ở các nhà máy chế biến gỗ như các nhà máy ván MDF, nhà máy ván ép, nhà máy ván ghép thanh, công ty sản xuất đồ gỗ, các công ty thiết kế nội thất , nhà máy và công ty sản xuất giấy, các cơ sở kinh doanh gỗ và giấy, thương mại về xuất nhập khẩu về gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn cả nước, các sở ban ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu.
* Kỹ sư chế biến lâm sản chuyên ngành Thiêt kế đồ gỗ nội ngoại thất và Kỹ thuật công nghệ gỗ có thể làm việc tại các công ty Thiết kế trang trí nội thất, công ty sản xuất đồ gỗ, trung tâm dạy đồ họa, mở xưởng sản xuất đồ gỗ...
* Cơ hội việc làm của Kỹ sư Chế biến lâm sản: Theo số liệu thống kê, hiện nay Việt nam có hơn 42.000 công ty sản xuất đồ gỗ và ngành Công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Việt nam đứng thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh đó, rất nhiều dự án đầu tư mới và mở rộng dây chuyền sản xuất giấy và bao bì với công suất lớn của các tập đoàn đa quốc gia hiện đã đi vào hoạt động tại Việt Nam như: Tập đoàn Marubeni của Nhật, Tập đoàn SCG của Thái lan, Tập đoàn giấy Lee & Man của Hongkong, Tập đoàn giấy Cheng-loong của Đài Loan, Tập đoàn giấy Cửu Long …
Hòa với sự phát triển của cuộc các mạng công nghiệp 4.0. Ngành Công nghiệp gỗ và giấy ở Việt nam hiện đang rất khát nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và có chất lượng. Chính vì vậy, thực tế 100% kỹ sư chế biến lâm sản có việc làm phù hợp với mức thu nhập cao, các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và các công ty giấy liên tục gửi thông báo tuyển dụng kỹ sư CBLS về trường.
* PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH:
Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2021.
Phương thức 4: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Tên Ngành |
Mã Ngành |
Chỉ Tiêu |
Tổ hợp xét tuyển |
1. Lâm Học |
7620201 |
80 |
A00: Toán, Lý, Hóa B00: Toán, Hóa, Sinh D01:Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh D08: Toán, Sinh, Tiếng Anh |
2. Quản lý tài nguyên rừng |
7620211 |
60 |
|
3. Lâm nghiệp đô thị |
7620202 |
40 |
|
4. Công nghệ chế biến lâm sản |
7549001 |
155 |
A00: Toán, Lý, Hóa A01: Toán, Lý, Tiếng Anh B00: Toán, Hóa, Sinh D01:Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh |
- HỌC PHÍ:
+ Chương trình đào tạo theo tín chỉ, bình quân hoàn thành chương trình trong thời gian 4 năm, hoặc có thể sớm hơn.
+ Mức học phí của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM công lập vẫn còn hỗ trợ nên học phí tương đối thấp: 290.000 đ/tínn chỉ đối nhóm ngành Lâm học, QLTNR, Lâm nghiệp Đô thị; 347.000 đ/tín chỉ đối với ngành Công nghệ chế biến lâm sản.
+ Trung bình từ 12.000.000đ đến 14.000.000đ/1 năm.
- HỌC BỔNG:
+ Học bổng dành cho tân sinh viên có kết quả đầu vào cao.
+ Học bổng dành cho sinh viên có kết quả học tập tốt.
+ Học bổng dành cho sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn- Hội.
+ Học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Học bổng từ các doanh nghiệp, tập đoàn.
KHOA LÂM NGHIỆP TUYỂN SINH 2018
ĐIỂM CHUẨN TRÚNG TUYỂN
Clip tư vấn tuyển sinh https://www.facebook.com/NongLamUniversity/videos/1658627117584224/
Phương thức tuyển sinh, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia 2018.
Đối tượng dự tuyển: Toàn quốc
Các ngành/chuyên ngành xét tuyển như sau:
TT |
Ngành/chuyên ngành |
Mã ngành |
Tổ hợp xét tuyển |
Chỉ tiêu |
Điểm chuẩn 2017 |
Điểm chuẩn 2018 |
1 |
Lâm học, gồm các chuyên ngành: (1) Lâm sinh, (2) Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp xã hội, (3) Lâm nghiệp đô thị(*) |
7620201 |
1: Toán, Lý, Hóa
2: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
3: Toán, Hóa, Sinh
4: Toán, Sinh, Tiếng Anh |
150 |
17 |
16 |
2 |
Quản lý tài nguyên rừng |
7620211 |
1: Toán, Lý, Hóa
2: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
3: Toán, Hóa, Sinh
4: Toán, Sinh, Tiếng Anh |
60 |
17 |
16 |
3 |
Công nghệ chế biến lâm sản, gồm chuyên ngành: (1) Chế biến lâm sản/gỗ, (2) Công nghệ Giấy – Gỗ(**), (3) Thiết kế đồ gỗ nội thất. |
7549001 |
1: Toán, Lý, Hóa 2: Toán, Lý, Tiếng Anh 3: Toán, Hóa, Sinh 4: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh |
150 |
17 |
16 |
Ngành Lâm học tuyển sinh tại phân hiệu Gia Lai với chỉ tiêu là 50 với các tổ hợp xét tuyển tương tự như tại cơ sở chính. Điểm xét tuyển 2018 là 15 điểm.
(*) Chuyên ngành mới tuyển sinh từ 2018
(***) Đổi tên từ chuyên ngành Công nghệ Giấy và Bột giấy
Ngoài ra,
Các trang thông tin bạn có thể tham khảo:
Clip tư vấn tuyển sinh https://www.facebook.com/NongLamUniversity/videos/1658627117584224/
Số lần xem trang: 4136
Nhập ngày: 05-06-2018
Điều chỉnh lần cuối: 25-04-2023