NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG [NLS 7620211] 

(Click vào đây để xem Chương trình đào tạo)

* Kỹ sư ngành Quản lý tài nguyên rừng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: Tổng cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp: Các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng; Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Trường Đại học, Cao đẳng, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp; các Chương trình, Dự án liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế, vai trò của lực lượng chuyên trách về bảo vệ tài nguyên rừng càng được đề cao, đó là: tăng cường năng lực quản trị rừng và thực thi pháp luật Lâm nghiệp, góp phần tích cực trong giảm mất rừng và suy thoái rừng, kiểm soát nguồn gốc hợp pháp và nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên thị trường trong và ngoài nước, tham gia phát triển dịch vụ môi trường rừng.
* Theo học Ngành Quản lý tài nguyên rừng tại Trường ĐHNL TP.HCM, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về xã hội, về pháp luật, chính sách phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường; Các nguyên lý, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường bằng việc Ứng dụng công nghệ hiện đại GIS và Viễn thám trong QLTNR và môi trường/trong Quản lý động vật hoang dã; Giám sát Carbon rừng; Chi trả dịch vụ môi trường rừng...
* Cơ hội việc làm của Kỹ sư ngành Quản lý tài nguyên rừng: Theo kết quả điều tra, mỗi năm cả nước đang cần khoảng 20.000 kỹ sư thuộc các lĩnh vực của ngành Lâm nghiệp làm việc ở các đơn vị thuộc Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức NGOs, các chương trình/dự án … Riêng ngành Quản lý tài nguyên rừng mỗi năm cũng cần tuyển dụng 7.000 – 10.000 kỹ sư. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có năng lực chuyên môn tốt và tìm được việc làm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu nhân lực chuyên môn cho các doanh nghiệp, công ty, các cơ quan quản lý và các viện nghiên cứu. Nhiều cựu sinh viên giữ những vị trí quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực liên quan đến Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng ...

Số lần xem trang: 2484
Nhập ngày: 03-08-2021
Điều chỉnh lần cuối: 03-08-2021


Đào tạo Đại học

Quy trnh:(15-11-2023)

* Thông tin tuyển sinh Đại học 2022:(06-06-2022)

* Thông báo Xét tuyển bổ sung đại học chính quy 2021 ngành Lâm Học tại Phân hiệu Gia Lai(19-09-2021)

* Hướng dẫn thủ tục nhập học dành cho thí sinh trúng tuyển hình thức dựa trên kết quả thi THPT và thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp năm 2021(19-09-2021)

* Tra cứu thông tin trúng tuyển Đại học chính quy năm 2021(19-09-2021)

* Thông báo dạy trực tuyến Học kỳ 1, năm học 2021-2022.(06-09-2021)

* Thông tin chung các ngành học Khoa Lâm nghiệp tuyển sinh năm 2021:(29-08-2021)

* Các ngành/chuyên ngành tuyển sinh năm 2021 Khoa Lâm nghiệp:(28-07-2021)

10 cơ hội việc làm “sang chảnh” ngành Lâm Nghiệp đô thị(05-08-2021)

Thông tin chung các ngành học Khoa Lâm nghiệp 2021:(03-08-2021)

Thông tin ngành Lâm học:(03-08-2021)

Thông tin ngành Lâm nghiệp đô thị:(03-08-2021)

Thông tin ngành Công nghệ Chế biến lâm sản:(03-08-2021)

Điểm chuẩn các ngành năm 2020:(03-08-2021)

Nhận bằng tốt nghiệp 2019(19-12-2018)

Sơ đồ đào tạo Khoa LN(09-11-2018)

Thông báo tiến độ làm khóa luận 2018(26-09-2018)

Danh sách cố vấn học tập Khóa 43 (15-09-2017)

DS Cố vấn học tập Khoa Lâm nghiệp 2016-2017(07-02-2017)

Thông báo quy định làm khóa luận tốt nghiệp (mới)(23-06-2016)

Thông tin đào tạo các ngành tuyển sinh đại học chính qui của khoa Lâm Nghiệp năm 2015(01-08-2015)