KHOA LÂM NGHIỆP

Faculty of Forestry

Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

  

Khoa Lâm nghiệp được thành lập năm 1955 thuộc trường Đại học Nông Lâm Súc. Năm 1985, Khoa Lâm nghiệp, trường Ðại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh ngày nay được sát nhập từ 3 Khoa: Khoa Lâm nghiệp của trường Ðại học Nông nghiệp 4, khoa Lâm học và khoa Công nghiệp Rừng của trường Cao Ðẳng Lâm nghiệp Ðồng Nai. Hiện nay khoa có 3 ngành bậc đại học: ngành Lâm học; ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường rừng; ngành Lâm nghiệp đô thị; và ngành Chế biến Lâm sản với 5 bộ môn chuyên ngành. Thêm vào đó, Khoa có đào tạo 2 ngành bậc sau đại học là: Lâm học và Công nghệ Chế biến lâm sản; đào tạo tiến sĩ 2 ngành là Lâm sinh và Công nghệ Chế biến Lâm sản.

Khoa Lâm Nghiệp đã và đang đào tạo nhiều kỹ sư và thạc sĩ, tiến sĩ lĩnh vực Lâm nghiệp, Quản lý Tài nguyên rừng và Công nghệ Chế biến Lâm sản trong phạm vi toàn quốc. Các kỹ sư và thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo tại Khoa hiện đang giữ các trọng trách ở các Sở, Ban/Ngành, Trường, Viện và các doanh nghiệp. Uy tín về đào tạo của Khoa Lâm nghiệp đã được các cơ sở công nhận, hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều nhận được việc làm phù hợp với ngành học.

 * Các Bộ môn trực thuộc:
* Chương trình đào tạo các ngành/chuyên ngành:
* Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:
• Nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ngập nước.
• Nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; nghiên cứu phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …).
• Nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).
• N
ghiên cứu các kỹ thuật bảo quản và chế biến lâm sản.
 * Các công trình nghiên cứu điển hình:
Lâm Nghiệp
1.Quá trình tái sinh của Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) trong rừng kín ẩm thừơng xanh mưa mùa nhiệt đới ở Đông Nam Bộ.
2. Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm và gây trồng Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri)
3. Xây dựng bộ ảnh cây rừng tiêu biểu của rừng kín trường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở miền Đông Nam Bộ.
4. Trồng rừng sưu tập các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae) ở miền Đông Nam Bộ.
5. Nghiên cứu trồng phục hồi rừng khô hạn ở Tỉnh Ninh Thuận.
6. Nghiên cứu phục hồi rừng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Tỉnh Bình Phước.
Chế biến Lâm sản
1.Nghiên cứu chế biến và sử dụng lâm sản ngoài gỗ.
2.Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và công nghệ bảo quản, sấy gỗ.
3.Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván sợi và ván dăm.
4.Nghiên cứu các cơ sở khoa học và công nghệ chế biến - sử dụng gỗ rừng trồng
5.Nghiên cứu công nghệ chế biến và sử dụng các loại tre, vật liệu tre - gỗ kết hợp, công nghệ biến tính tre.
6.Nghiên cứu công nghệ xử lý biến tính một số loại gỗ rừng trồng.
7.Nghiên cứu công nghệ tẩy nhuộm màu gỗ.
8.Nghiên cứu công nghệ sản xuất gỗ chậm cháy, xử lý phòng chống cháy cho sản phẩm gỗ.
9.Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời trong công nghệ chế biến lâm sản.
10. Nghiên cứu các nguồn nguyên liệu mới trong sản xuất bột giấy - giấy.

 

Số lần xem trang: 3902
Nhập ngày: 02-08-2021
Điều chỉnh lần cuối: 17-05-2024


Giới thiệu