THÔNG TIN ĐÀO TẠO CỦA CÁC NGÀNH THUỘC

KHOA LÂM NGHIỆP NĂM 2015

 


1. LÂM NGHIỆP (FORESTRY) D620201

[NLS 305] [KHỐI A,B CHỈ TIÊU:60]

  Mục tiêu đào tạo

Về mặt kiến thức

Đào tạo kỹ sư có hiểu biết toàn diện về mọi lĩnh vực hoạt động của ngành với những kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 hướng: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội.

       Sinh viên có kiến thức cơ sở ngành về : Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Đất – lập địa, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng – thủy văn rừng;có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực lâm sinh: Kỹ thuật lâm sinh, Trồng rừng, Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại rừng, Đo đạc và bản đồ, Đa dạng sinh học, Di truyền và giống cây rừng, Quản lý rừng bền vững, Kỹ thuật nhân giống, Lâm nghiệp đô thị, Điều tra rừng…

Về mặt kỹ năng

Các kỹ năng sinh viên tốt nghiệp có được như thực hiện được các nghiên cứu về về lĩnh vực lâm sinh; áp dụng và phát triển những kỹ thuật khai thác- tái sinh rừng, trồng rừng và nuôi dưỡng rừng, điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực lâm sinh; đề xuất, lựa chọn các giải pháp, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ rừng; tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành lâm sinh

Cơ hội việc làm

Kỹ sư ngành lâm nghiệp có thể đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực lâm sinh: Các công ty, các doanh nghiệp lâm nghiệp; làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; làm việc tại các viện điều tra qui hoạch, các trung tâm ứng dụng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm; giảng dạy ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…Ngoài ra có thể làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực phát triên nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp

2. NÔNG LÂM KẾT HỢP (AGROFORESTRY)

         [NLS 306][KHỐI A,B CHỈ TIÊU:60]

Mục tiêu đào tạo

Về mặt kiến thức

Trong năm 2005, bên cạnh chuyên ngành lâm nghiệp (Forestry) truyền thống, theo yêu cầu của thực tiễn sản xuất và bảo tồn tài nguyên và môi trường (trong đó có rừng), trường mở mới hai chuyên ngành Nông lâm kết hợp và Quản lý tài nguyên rừng. Các chuyên ngành này ra đời nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội “tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên” và “tăng diện tích che phủ rừng”.

Sinh viên có kiến thức cơ sở ngành về: Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Đất – lập địa, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng – thủy văn rừng; có kiến thức chuyên ngành về: Trồng rừng, Lâm nghiệp xã hội, Quản lý dự án LNXH, Hệ thống nông lâm kết hợp, Bảo tồn đất và nước trong NLKH, Luật và chính sách lâm nghiệp, Chẩn đoán và thiết kế NLKH, Mô hình hóa Nông Lâm Kết hợp, Kinh tế nông lâm.

Về mặt kỹ năng

Các kỹ năng sinh viên tốt nghiệp có được như kỹ năng:

  • Làm việc trực tiếp và có hiệu quả với người dân địa phương trong những bối cảnh mà các hệ thống nông lâm kết hợp tỏ ra ưu việt, cả về mặt bảo tồn và về mặt kinh tế xã hội để phát triển các hệ thống sử dụng đất bền vững trong đó thành phần cây gỗ chiếm vị trí then chốt trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường thiết yếu cho sinh kế địa phương và sự bền vững về môi trường.
  • Phân tích các tiềm năng và hạn chế về đất, nước và tài nguyên sinh học và các yếu tố xã hội, kinh tế và thị trường trên một quan điểm hệ thống ở các cấp độ từ nông hộ đến cảnh quan, trong bối cảnh rộng hơn, trong đó nhấn mạnh sự tương tác của các thành phần trong các hệ thống nông lâm kết hợp trong cảnh quan;
  • Phát triển và nhân rộng các hệ thống nông lâm kết hợp có sức sống về kinh tế, có tác động tích cực về môi trường và được sự chấp nhận của xã hội và đề xuất các phương án quản lý bền vững có tính khả thi ở các cấp độ nông hộ và cảnh quan.
  • Tổ chức thực hiện các phương án, dự án, chương trình, hệ thống nông lâm kết hợp.

Cơ hội việc làm  

  • Đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực nông lâm kết hợp tại: các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tài nguyên rừng và môi trường, các doanh nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu về nông lâm nghiệp, các cơ sở đào tạo, các cơ quan điều tra, quy hoạch rừng, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.
  • Làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực nông lâm kết hợp, làm việc tại các trung tâm ứng và triển khai nông lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm.
  • Giảng dạy chuyên ngành nông lâm kết hợp - ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…Có thể làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực nông lâm kết hợp và phát triển lâm nghiệp.

 3. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG (FOREST RESOURCES MANAGEMENT)

           [NLS 307][KHỐI A,B CHỈ TIÊU:60]

Mục tiêu đào tạo

Về mặt kiến thức

Nhằm đào tạo những kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và chức năng nghiệp vụ khác của rừng.

Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở ngành về : Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Đất – lập địa, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng – thủy văn rừng; có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng: Trồng rừng, Phòng chống cháy rừng, Quy hoạch và điều chế rừng, Quản lý sử dụng đất , Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại rừng, Đo đạc và bản đồ, Đa dạng sinh học, Điều tra rừng, Quản lý rừng bền vững, Kinh tế tài nguyên môi trường, động vật rừng, …

Về mặt kỹ năng

Khi tốt nghiệp sinh viên có các kỹ năng như

  • Phân tích các hệ sinh thái môi trường, sinh thái rừng
  • Phân tích các hệ thống kỹ thuật và công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường
  • Áp dụng các kiến thức xã hội, kinh tế, pháp luật vào công tác quản lý bảo vệ rừng và môi trường,
  • Giám sát và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng và môi trường
  • Tổ chức thực hiện các chương trình điều tra, phân tích đánh giá tài nguyên rừng và môi trường
  • Thiết kế các phương án quản lý tài nguyên rừng, môi trường bền vững.
  • Làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau với cách tiếp cận sinh thái nhân văn trong giao tiếp và thúc đẩy các hoạt động quản lý với các bên liên quan .
  • Tổ chức thực hiện các phương án, dự án, chương trình quản lý tài nguyên rừng và môi trường bền vững

Cơ hội việc làm

  • Đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng tại: các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tài nguyên rừng và môi trường, các doanh nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu về tài nguyên rừng và môi trường bền vững, các cơ sở đào tạo, các cơ quan điều tra, quy hoạch rừng, các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.
  • Làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng,làm việc tại các viện điều tra qui hoạch - quản lý tài nguyên rừng, các trung tâm ứng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm.
  • Giảng dạy chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng - ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…Có thể làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp.

4. KỸ THUẬT THÔNG TIN LÂM NGHIỆP (FORESTRY INFORMATION TECHNOLOGY)

      [NLS 323] [KHỐI A,B CHỈ TIÊU:60]

Mục tiêu đào tạo

Nhằm trang bị cho sinh viên một phạm vi rộng các phương pháp khoa học cũng như các công cụ phục vụ cho việc thu thập, phân tích, hiển thị và trao đổi thông tin dữ liệu trong môi trường lâm nghiệp, chủ yếu tập trung vào phạm vi của quản lý rừng và các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái rừng bằng kỹ thuật viễn thám, đây là kỹ thuật mới trong quản lý rừng và tài nguyên.

Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại bộ phận kỹ thuật của các lâm trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục phát triển lâm nghiệp, Sở tài nguyên môi trường, các dự án về phát triển lâm nghiệp.

5.CHẾ BIẾN LÂM SẢN (WOOD TECHNOLOGY) D540301

[NLS 102] [KHỐI A,B CHỈ TIÊU:60]

Mục tiêu đào tạo

Về mặt kiến thức

Chương trình cung cấp cho sinh viên có kiến thức chuyên ngành về vật liệu gỗ, khoa học gỗ, định danh và phân loại nhóm gỗ, công nghệ và kỹ thuật xẻ gỗ, chế biến ke  o dán gỗ, tẩm sấy gỗ, bảo quản gỗ, xử lý biến tính gỗ và lâm sản ngoài gỗ như: tre, nứa, song mây, lục bình,cói… thiết kế sản phẩm gỗ và trang trí sản phẩm gỗ trong nhà và ngoài trời, thiết lập và xây dựng qui trình công nghệ sản xuất các sản phẩm gỗ như: tủ kệ, tủ bếp, tủ quần áo, bàn ăn, bàn học, bàn trang điểm, bàn văn phòng, ghế sofa, ghế salon, ghế tựa, giường ngũ, nôi em bé, …..và rất nhiều các sản phẩm gỗ khác, công nghệ sản xuất ván nhân tạo như: ván MDF, ván dán, ván dăm, ván ghép thanh…, quản lý và điều hành dây chuyền sản xuất và chế biến gỗ, thao tác và vận hành máy móc trong nhà máy chế biến gỗ.

Về mặt kỹ năng

 Sinh viên khi tốt nghiệp có các kỹ năng:

  • Nghiên cứu về gỗ, các đặc điểm tính chất của gỗ và những công nghệ mới trong việc xử lý gỗ trong quá trình sấy, bảo quản, dán và liên kết gỗ, công nghệ mới trong sản xuất ván nhân tạo, và lâm sản ngoài gỗ (sản phẩm thủ công mỹ nghệ)…
  • Thiết kế các sản phẩm đồ gỗ nội - ngoại thất
  • Thiết kế các dây chuyền công nghệ sản xuất các sản phẩm đồ gỗ như: tủ, bàn, ghế, giường…
  • Thiết kế các dây chuyền công nghệ sản xuất ván nhân tạo
  • Điều hành và quản lý dây chuyền sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu, sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (hàng thủ công mỹ nghệ).
  • Đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm gỗ.
  • Chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chế biến gỗ và sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Cơ hội việc làm

Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất).

Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD.

Hầu hết các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư sẽ thể làm việc công ty chế biến gỗ, công ty gỗ mỹ nghệ, công ty keo dán gỗ, công ty sấy gỗ, công ty trang trí nội thất, công ty hàng thủ công mỹ nghệ v.v…những công ty, tập đoàn sản xuất chế biến gỗ điển hình như Alexander, Scancom, Interwood, Trường Thành, AA corporation, Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, MDF Gia Lai, Đức Thành, Thuận An, PisiCo Bình Định, Mỹ Tài, Toàn Cầu, Trần Đức, Tiến Triển, Minh Dương, Khoa Lâm, Gỗ Tân Mai, Keo Việt….Bên cạnh đó còn có những công ty, hợp tác xã hàng thủ công mỹ nghệ (lâm sản ngoài gỗ): HTX CN Trường Sơn, Kim Bôi, Bảo Liêm, Trúc Xinh, Long Trường Bamboo, Mây tre Hà Linh, Cỏ Xanh, Bamboo master….

Theo báo cáo năm 2012 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kim ngạch XK 6 tháng lên 2,2 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm trước 23,8%. Tất cả các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh, Hoa Kỳ tăng 32,3%, Trung Quốc 35,3%, Nhật Bản 25,5% so với cùng kỳ năm 2011.

Chính vì vậy hiện nay nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành gỗ là rất lớn, đây là một trong những “ngành hot” hiện nay, do thiếu nguồn nhân lực trầm trọng mà nhiều công ty sẳn sàn trả lương khởi điểm từ 7-8 triệu đồng/ tháng vẫn tuyển không đủ số lượng.

Ngoài ra sau tốt nghiệp những sinh viên đam mê nghiên cứu và quản lý có thể làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước hay các viện, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ sản xuất chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ.

Tham gia giảng dạy chuyên ngành Công nghệ gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…Bên cạnh đó có thể làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

 

6. CÔNG NGHỆ GIẤY VÀ GỘT GIẤY (PULP & PAPER TECHNOLOGY)

 [NLS 103] [KHỐI A,BCHỈ TIÊU:60]

Mục tiêu đào tạo

Về mặt kiến thức

Đào tạo kỹ sư có kiến thức về nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy, sản phẩm giấy, các quá trình sản xuất giấy, công nghệ sản xuất giấy các loại, các thiết bị và an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường trong sản xuất giấy, thiết kế dây chuyền sản xuất bột giấy, qui trình sản xuất các sản phẩm giấy, quản lý dây chyền sản xuất giấy và bột giấy, nguyên tắc thao tác và vận hành thiết bị sản xuất giấy và bột giấy, công nghệ xử lý nước thải từ các nhà máy giấy.

Về mặt kỹ năng

Khi tốt nghiệp, sinh viên có kỹ năng:

§         Nghiên cứu về cây có sợi, giấy và bột giấy

§         Quản lý và điều hành hoạt động của dây chuyền sản xuất các loại giấy, bột giấy

§         Vận hành các thiết bị ngành giấy và bột giấy, thực hiện các quy định đảm bảo an toàn môi trường sản xuất trong các nhà máy giấy.

§         Đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giấy, bột giấy.

§         Chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành giấy và bột giấy.

Cơ hội việc làm

Đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực giấy, bột giấy tại: Các công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất giấy, bột giấy…điển hình các công ty giấy Tân Mai, giấy An Bình, giấy Bãi Bằng, Giấy Vĩnh Huê, giấy Lee ….; ngoài ra còn có thể làm việc tại các trường, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước; các viện, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ sản xuất giấy, bột giấy, giảng dạy chuyên ngành Công nghệ sản xuất giấy, bột giấy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề… Bên cạnh đó có thể làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực giấy, bột giấy.

7. THIẾT KẾ ĐỒ GỖ NỘI THẤT (DESIGN FURNITURE)

  [NLS 112] [KHỐI A,B CHỈ TIÊU:60]

 Mục tiêu đào tạo

 Về mặt kiến thức
• Có kiến thức cơ bản về thiết kế đồ gỗ và thiết kế trang trí nội thất
• Nắm vững nguyên lý và lý luận về thiết kế trang trí nội thất, thiết kế sản xuất đồ gỗ
• Có kiến thức về quá trình gia công, lắp ráp sản phẩm gỗ
• Biết lựa chọn vật liệu trang trí nội thất thích hợp
• Giải quyết được các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế nội thất, sản xuất đồ mộc, quản lý kỹ thuật sản xuất, quảng cáo sản phẩm và thị trường kinh doanh tiêu thụ
• Có sự hiểu biết về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật tiên tiến thuộc nội dung ngành học. Trên cơ sở đó có năng lực tự chủ, tự cập nhật đối với các kiến thức mới.
Về mặt kỹ năng
• Có kỹ năng về phương diện biểu đạt thị giác trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo đồ gỗ và nội thất;
• Có kỹ năng cơ bản bắt buộc của ngành học về các lĩnh vực vẽ kỹ thuật, tính toán gia công đồ gỗ. Thành thục các kỹ năng về máy tính khi thiết kế, sản xuất đồ gỗ.
Cơ hội việc làm

 Nhờ tính chất liên ngành, đa lĩnh vực việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiêp rất đa dạng. Kỹ sư Thiết kế đồ gỗ nội thất có khả năng làm việc cho các tập đoàn trong và ngoài nước về lĩnh vực thiết kế đồ gỗ, các công ty xây dựng, trang trí thiết kế. Sinh viên còn có khả năng làm việc cho các Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các công ty chuyên về lĩnh vực thiết kế chế tạo đồ gỗ và trang trí nội thất ....

Cập nhật ngày 30/01/2015

 Mọi chi tiết xin liên hệ :  

Khoa Lâm Nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh  

ĐT: (84-08) 38975453 Website: http//:ff.hcmuaf.edu.vn 

Email: kln@hcmuaf.edu.vn

 

 

 

 

 

 

 

Số lần xem trang: 2577
Nhập ngày: 28-01-2015
Điều chỉnh lần cuối: 08-11-2018


Đại học

Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2022, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm TP.HCM(20-06-2022)

Thng tin tuy?n sinh 2021 - Khoa Lm nghi?p - ?H Nng Lm Tp. H? Ch Minh(05-06-2018)

Tư vấn tuyển sinh khoa Lâm Nghiệp 2021_tại Cần Thơ (04/04/2021)(16-12-2015)

Giới thiệu các ngành đào tạo của Khoa Lâm Nghiệp - Tuyển sinh đại học 2021(27-07-2016)

Thng tin tuy?n sinh 2020 - Khoa Lm nghi?p - ?H Nng Lm Tp. H? Ch Minh(25-04-2023)

10 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KHÁI NIỆM POHE(16-12-2015)

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH POHE(16-12-2015)

THÔNG TIN TUYEN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012(12-03-2012)