QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG

 1 GIỚI THIỆU

Bộ môn Quản lý tài nguyên và Môi trường rừng là một trong 5 bộ môn của Khoa Lâm nghiệp. Bộ môn ra đời  vào năm 2005 trong quá trình hoạt động đã đạt những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ môn đảm nhận nhiệm vụ  giảng dạy, đào tạo kỹ sư  và thạc sĩ chuyên ngành lâm nghiệp cho các tỉnh phía Nam. Cán bộ giảng dạy của bộ môn còn tham gia các hoạt động nghiên cứu quy hoạch và điều chế rừng, quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo vệ rừng bền vững.

 2. CÁN BỘ GIẢNG DẠY 

STT

Họ và tên

Email

1

TS. Nguyễn Minh Cảnh (Trưởng Bộ môn)

nmcanh@hcmuaf.edu.vn

2

TS. Trương Văn Vinh

tvvinh@hcmuaf.edu.vn

3

PGS.TS. Viên Ngọc Nam

vnnam@hcmuaf.edu.vn

4

ThS. Mạc Văn Chăm

macvancham@hcmuaf.edu.vn

5

ThS. Nguyễn Thị Kiều Nương

ntknuong@hcmuaf.edu.vn

 

 3. ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Xem Chương trình đào tạo) 

  • Nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng và mô hình hoá qúa trình tăng trưởng của một số loại hình rừng trồng và rừng tự nhiên ở Miền Nam Việt Nam.
  • Góp phần nghiên cứu các phương thức phục hồi rừng Sao Dầu trên các vùng đất bị thoái hoá ở miền Nam Việt Nam.

  * Về mặt chuyên môn: nhằm đào tạo những kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và chức năng nghiệp vụ khác của rừng. Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở ngành về : Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Đất – lập địa, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng – thủy văn rừng; có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng: Trồng rừng, Phòng chống cháy rừng, Quy hoạch và điều chế rừng, Quản lý sử dụng đất , Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại rừng, Đo đạc và bản đồ, Đa dạng sinh học, Điều tra rừng, Quản lý rừng bền vững, Kinh tế tài nguyên môi trường, Động vật rừng,...

  * Khi tốt nghiệp sinh viên có các kỹ năng như:

  • Phân tích các hệ sinh thái môi trường, sinh thái rừng.
  • Phân tích các hệ thống kỹ thuật và công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường.
  • Áp dụng các kiến thức xã hội, kinh tế, pháp luật vào công tác quản lý bảo vệ rừng và môi trường.
  • Giám sát và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng và môi trường.
  • Tổ chức thực hiện các chương trình điều tra, phân tích đánh giá tài nguyên rừng và môi trường.
  • Thiết kế các phương án quản lý tài nguyên rừng, môi trường bền vững.
  • Làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau với cách tiếp cận sinh thái nhân văn trong giao tiếp và thúc đẩy các hoạt động quản lý với các bên liên quan.
  • Tổ chức thực hiện các phương án, dự án, chương trình quản lý tài nguyên rừng và môi trường bền vững. 

* Việc làm sau khi tốt nghiệp:

  • Đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng tại: các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tài nguyên rừng và môi trường, các doanh nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu về tài nguyên rừng và môi trường bền vững, các cơ sở đào tạo, các cơ quan điều tra, quy hoạch rừng, các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.
  • Làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng.
  • Làm việc tại các viện điều tra qui hoạch - quản lý tài nguyên rừng, các trung tâm ứng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm.
  • Giảng dạy chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng - ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…
  • Có thể làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp.

* Cơ hội việc làm của Kỹ sư ngành Quản lý tài nguyên rừng: Theo kết quả điều tra, mỗi năm cả nước đang cần khoảng 20.000 kỹ sư thuộc các lĩnh vực của ngành Lâm nghiệp làm việc ở các đơn vị thuộc Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức NGOs, các chương trình/dự án … Riêng ngành Quản lý tài nguyên rừng mỗi năm cũng cần tuyển dụng 7.000 – 10.000 kỹ sư. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có năng lực chuyên môn tốt và tìm được việc làm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu nhân lực chuyên môn cho các doanh nghiệp, công ty, các cơ quan quản lý và các viện nghiên cứu. Nhiều cựu sinh viên giữ những vị trí quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực liên quan đến Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng ...

Số lần xem trang: 3545
Nhập ngày: 10-08-2021
Điều chỉnh lần cuối: 30-08-2023


Ngành Quản lý tài nguyên rừng

Kỹ sư Quản lý tài nguyên rừng (2014)(10-04-2017)