LÂM SINH & NÔNG LÂM KẾT HỢP
FOREST SCIENCE & AGROFORESTRY

1.GIỚI THIỆU

       Bộ môn Lâm sinh và Nông Lâm kết hợp là một trong 5 bộ môn của Khoa Lâm Nghiệp. Là bộ môn ra đời từ rất sớm và đạt những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ môn đảm nhận nhiệm vụ  giảng dạy, đào tạo kỹ sư và thạc sĩ chuyên ngành Lâm học và Nông Lâm kết hợp cho các tỉnh phía Nam. Cán bộ giảng dạy của bộ môn còn tham gia các hoạt động nghiên cứu góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng bền vững. Hiện nay đội ngũ cán bộ của bộ môn gồm 5 giảng viên, trong đó có 2 tiến sĩ và 3 thạc sĩ.

2. CÁN BỘ GIẢNG DẠY 

STT

Họ và tên

Email

1

TS. Phan Minh Xuân (Trưởng Bộ môn)

pmxuan@hcmuaf.edu.vn

2

TS. Phạm Thanh Hải

pthai@hcmuaf.edu.vn

3

ThS. Nguyễn Quốc Bình

ngquocbinh@hcmuaf.edu.vn

4

ThS. Trần Thế Phong

tranthephong@hcmuaf.edu.vn

5

ThS. Nguyễn Thị Minh Hải

minhhai@hcmuaf.edu.vn

 
3. ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3.1. ĐÀO TẠO 

* Chuyên ngành Lâm học (Xem chương trình đào tạo)   

- Đào tạo kỹ sư có hiểu biết toàn diện về mọi lĩnh vực hoạt động của ngành với những kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 hướng: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội.  
- Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ sở ngành về: Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Đất – lập địa, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng – thủy văn rừng;có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực lâm sinh: Kỹ thuật lâm sinh, Trồng rừng, Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại rừng, Đo đạc và bản đồ, Đa dạng sinh học, Di truyền và giống cây rừng, Quản lý rừng bền vững, Kỹ thuật nhân giống, Lâm nghiệp đô thị, Điều tra rừng… 
- Các kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp có được như thực hiện được các nghiên cứu về về lĩnh vực lâm sinh; áp dụng và phát triển những kỹ thuật khai thác- tái sinh rừng, trồng rừng và nuôi dưỡng rừng, điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực lâm sinh; đề xuất, lựa chọn các giải pháp, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ rừng;tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành lâm sinh; Xây dựng và kinh doanh vườn ươm, nhân giống các loài cây trồng.
 
* Chuyên ngành Nông Lâm kết hợp: (Xem chương trình đào tạo)  

Chuyên ngành Nông Lâm kết hợp đào tạo các Kỹ sư lâm nghiệp chuyên ngành nông lâm kết hợp là các cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có phẩm chất và năng lực thực hiện các nhiệm vụ góp phần phát triển, áp dụng, nhân rộng và quản lý các hệ thống sử dụng đất bền vững dựa trên nông lâm kết hợp. Chương trình đào tạo chú trọng phát triển các kiến thức và năng lực chuyên môn để giúp người học:
- Làm việc trực tiếp và có hiệu quả với người dân địa phương trong những bối cảnh mà các hệ thống nông lâm kết hợp tỏ ra ưu việt, cả về mặt bảo tồn và về mặt kinh tế xã hội để phát triển các hệ thống sử dụng đất bền vững trong đó thành phần cây gỗ chiếm vị trí then chốt trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường thiết yếu cho sinh kế địa phương và cho sự bền vững về môi trường;
- Phân tích các tiềm năng và hạn chế về đất, nước và tài nguyên sinh học và các yếu tố xã hội, kinh tế và thị trường trên một quan điểm hệ thống ở các cấp độ từ nông hộ đến cảnh quan, trong bối cảnh rộng hơn, trong đó nhấn mạnh sự tương tác của các thành phần trong các hệ thống nông lâm kết hợp trong cảnh quan; và từ đó Phát triển và nhân rộng các hệ thống nông lâm kết hợp có sức sống về kinh tế, có tác động tích cực về môi trường và được sự chấp nhận của xã hội và đề xuất các phương án quản lý bền vững có tính khả thi ở các cấp độ nông hộ và cảnh quan.
Việc làm sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư ngành lâm học có thể đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực lâm sinh: Các công ty, các doanh nghiệp lâm nghiệp; làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp; làm việc tại các viện điều tra qui hoạch, các trung tâm ứng dụng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm; giảng dạy ngành lâm nghiệp tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…; có thể làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp. 
 

3.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỚC ĐÂY  

- Xác định chu kỳ khai thác tối ưu về kinh tế và kỹ thuật cho rừng Keo lá tràm (Acaia auriculiformis) ở miền Ðông Nam Bộ. 
- Xây dựng bộ tiêu bản của những loài cây gỗ ở miền Nam Việt Nam. 
Mô hình hoá quá trình xói mòn đất ở miền Ðông Nam Bộ. 
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng và nuôi dưỡng các loài cây gỗ tiêu biểu của rừng ẩm miền Ðông Nam Bộ. 
Nghiên cứu những kỹ thuậ phục hồi hệ sinh thái rừng ưu thế câu họ Dầu ở miền Ðông Nam Bộ. 
Quá trình tái sinh tự nhiên của Dầu Song nàng (Dipterocarpus dyerii) trong rừng kín ẩm thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở Ðông Nam Bộ. 
Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm và gây trồng dầu Song nàng (Dipterocarpus dyerii) . 
Xây dựng bộ ảnh cây rừng tiêu biểu của rừng kính thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở miền Ðông Nam Bộ. 
Ðánh giá sinh trưởng của rừng Tếch (Tectona grandis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (hopea odorata)...ở miền Ðông Nam Bộ. 
Quy luật sinh trưởng của rừng Đước ở Cà Mau. 
Những loại bệnh cây gỗ trong giai đoạn vườn ươm ở miền Ðông Nam Bộ. 
Ảnh Hưởng của các yếu tố khí hậu đến sinh trưởng rừng thông ba lá ở Lâm Ðồng. 
Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sinh trưởng của rừng Tech ở Ðồng Nai. 
Ảnh hưởng của các phương thức sử dụng đất đến xói mòn đất ở miền Ðông Nam Bộ.
Quy luât tái sinh tự nhiên của Dầu cát và Sến cát ở khu vực Bà rịa - Vũng tàu.
Hội nghị về Lâm nghiệp Cộng đồng và Nông Lâm Kết hợp (CF-AF).
- Phát triển Chương trình Đào tạo Có sự tham gia (PCD) và Truyền thông Phát triển có sự tham gia (PDC)... 

 

Số lần xem trang: 3453
Nhập ngày: 07-08-2021
Điều chỉnh lần cuối: 30-08-2023


Ngành Lâm Học

Tài liệu tham khảo: Phương pháp nghiên cứu trong Lâm Học(25-02-2022)

Kỹ sư ngành Lâm học (2017)(10-04-2017)