Dự án "Nữ giới trong kinh doanh thực phẩm và thực phẩm chức năng" do Khoa Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Nông Lâm TP. HCM chủ trì và đối tác là Viện Công nghệ Galway-Mayo, Ai-len được Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam phê duyệt và cấp kinh phí theo Chương trình Hợp tác song phương về trao đổi giáo dục giữa Việt Nam và Ireland (Vietnam Ireland Bilateral Education Exchange (VIBE) Programme) vào năm 2018. Mục tiêu của của Dự án là nhằm nâng cao vai trò của nữ giới trong kinh doanh thực phẩm; nâng cao ứng dụng kỹ thuật số trong giảng dạy; thiết kế đề cương, chương trình huấn luyện về kinh doanh thực phẩm chức năng và tăng cường hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
Trải qua một năm hoạt động, bước vào giai đoạn hai, ngày 07 tháng 01 năm 2020 vừa qua, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Khoa Công nghệ thực phẩm và Viện Công nghệ Galway-Mayo, Ai-len đã có một buổi ký kết biên bản ghi nhớ (MOU - Memorandum of Understanding) đầy tốt đẹp. Với sự tham gia thảo luận của PGS. TS. Nguyễn Tất Toàn – Phó Hiệu trưởng – Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, TS. Lisa Ryan – Trưởng bộ môn Khoa học tự nhiện – Viện Công nghệ Galway-Mayo, Ai-len và các thành viên trong dự án, biên bản ghi nhớ đã ký kết một thỏa thuận song phương giữa hai đơn vị về sự hợp tác với nhau để hình thành mối quan hệ chiến lược và có lợi để thiết lập các chương trình giáo dục bao gồm: Nâng cao các chương trình đại học và sau đại học; Dự án phát triển chương trình giảng dạy; Chương trình thí điểm giao hàng trực tuyến; Tổ chức hội nghị / hội nghị chuyên đề chung; Chương trình trao đổi nhân viên và sinh viên; Đồng đào tạo cho sinh viên; Chương trình trao đổi công nghệ; Chương trình nghiên cứu và phát triển chung; và các sự hợp tác trong Khoa học & Công nghệ Thực phẩm và Kinh doanh.
PGS. TS. Nguyễn Tất Toàn – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và TS. Lisa Ryan – Trưởng bộ môn Khoa học tự nhiện – Viện Công nghệ Galway-Mayo, Ai-len đang cùng nhau thảo luận.
PGS. TS. Phan Tại Huân – Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, TS. Nguyễn Ngọc Thùy – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, PGS. TS. Kha Chấn Tuyền – Phó khoa Công nghệ thực phẩm (từ phải sang trái) tham dự trong buổi lễ ký kết.
TS. Carina Ginty và TS. Annette Cosgrove – Viện Công nghệ Galway-Mayo, Ai-len (từ trái sang phải) đang đóng góp ý kiến.
PGS. TS. Nguyễn Tất Toàn và TS. Lisa Ryan cùng nhau ký kết biên bản ghi nhớ về sự hợp tác song phương.
PGS. TS. Nguyễn Tất Toàn, TS. Lisa Ryan và các thành viên trong buổi lễ cùng chụp hình kỷ niệm.
Tiếp tục với các hoạt động của Dự án, Khoa Công nghệ Thực phẩm đã phối hợp với Viện Công nghệ Galway Mayo Ai-len thiết kế một khóa huấn luyện “Nâng cao kỹ năng Kinh doanh thực phẩm và Thực phẩm chức năng” cho các đối tượng là sinh viên, cựu sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, ngành kinh tế, ngành dược và những đối tượng có nhu cầu. TS. Huỳnh Tiến Đạt – Giảng viên Khoa Công nghệ thực phẩm đã đại diện Ban chủ nhiệm dự án trình bày và chia sẻ nội dung của khóa huấn luyện với sự tham gia đánh giá và góp ý từ các cán bộ của Viện Công nghệ Galway Mayo Ai-len cũng như các cán bộ từ các đơn vị cùng ngành. Với kinh nghiệm chuyên môn và thực tế, các cán bộ của Viện Công nghệ Galway Mayo đã hỗ trợ hết mình để giúp Ban chủ nhiệm dự án trong hoạt động thiết kế nội dung khóa huấn luyện và đánh giá huấn luyện đầy thiết thực và đi sát với những điều kiện, tiêu chí và nhu cầu của thị trường thực phẩm và thực phẩm chức năng tại Việt Nam.
TS. Huỳnh Tiến Đạt trình bày mục tiêu của khóa huấn luyện “Nâng cao kỹ năng Kinh doanh thực phẩm và Thực phẩm chức năng”.
TS. Carina Ginty, TS. Lisa Ryan, TS. Annette Cosgrove và cô Emma Finnegan thảo luận, đánh giá đề cương huấn luyện.
TS. Carina Ginty trình bày phương pháp đánh giá nội dung thiết kế khóa huấn luyện.
Cũng nằm trong các hoạt động của Dự án, khóa huấn luyện “Dạy và Học sử dụng Công nghệ số” đã diễn ra với sự tham gia của 40 cán bộ đến từ nhiều đơn vị khác nhau. Khoá huấn luyện hướng đến nâng cao ứng dụng kỹ thuật số trong giảng dạy; thiết kế đề cương và đặc biệt là sử dụng Moodle Platform để hỗ trợ giảng dạy. Chương trình tập huấn do các cán bộ của Viện công nghệ Galway-Mayo trực tiếp giảng dạy. Đây là hoạt động thiết thực, cần thiết và ý nghĩa cho tất cả các giảng viên và những cơ sở giáo dục muốn nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng quốc tế hóa và làm việc với các dự án hợp tác quốc tế trong tương lai.
Trải qua hai ngày huấn luyện với các nội dung thiết thực, kỹ năng giảng dạy đa dạng, không khí thảo luận sôi nổi, các thành viên tham gia đã được tiếp cận nhiều hơn với các công cụ công nghệ số hỗ trợ giảng dạy. Các thành viên có cơ hội thả luận them với các cán bộ GMIT về những khó khăn trong kỹ năng giảng dạy công nghệ số và nhận được những góp ý cải thiện tích cực.
Số lần xem trang: 2695
Nhập ngày: 01-10-2021
Điều chỉnh lần cuối: 02-05-2022