Ngành tuyển sinh:          Chỉ tiêu:
1. Lâm Học                                      80
2. Quản lý tài nguyên rừng            60
3. Lâm nghiệp đô thị                       80
4. Công nghệ chế biến lâm sản      160
 
 

 

 

                  

 Chương trình Nhà thiết kế nội thất Việt đồng hành cùng các sự kiện của BIFA -2019.

Đây là một cơ hội cho các bạn đam mê thiết kế nội thất và chế biến gỗ có cơ hội để thử thách và khẳng định bản thân mình. 
Đây là một trong những nội dung thể hiện sợ hợp tác giữa NLU và BIFA như đã ký kết.

Các bạn sinh viên sẽ đăng ký theo từng nhóm thiết kế. 
Các mẫu thiết kế về sản phẩm mộc sẽ được gửi cho BTC để chọn lựa và tiến hành sản xuất thử. 
Mẫu sản phẩm do chính các bạn thiết kế sẽ có cơ hội được góp mặt trong Hội chợ triển lãm đồ gỗ Quốc tế 2019, được tổ chức vào tháng 11/2019 tại Bình Dương. 
Sinh viên tham gia hãy đăng ký lại cho Thầy Lê Quang Nghĩa (fb Nghia Le ) - Bộ môn Thiết kế đồ gỗ nội thất.

Chi tiết vui lòng xem file đính kèm.

 

1/ Tuyển dụng lao động đã qua đào tạo các ngành chế biến gỗ 

- Số lượng: 06 người. 
- Ưu tiên sinh viên mới ra trường để bổ sung lực lượng cán bộ quản lý tiếp cận 

2/ Tiếp nhận sinh viên thực tập, luận văn tốt nghiệp: Công ty tạo điều kiện và hỗ trợ để sinh viên tiếp xúc với máy móc thực tế tại doanh nghiệp, hoàn thành đồ án, luận văn. 

3/ Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: P.HCNS (ĐT: 02743.515186) - A. Hoàn - TP.HCNS (0905748575).
Tham khảo thông tin công ty tại: www.elmondo.com.vn

 

 LỄ KÝ KẾT “Thoả thuận hợp tác giữa Trường Đại Học Nông Lâm-TP HCM & BIFA” Sáng ngày 13/06/2019 lễ ký kết giữa hai bên đã được diễn ra trong những chia sẻ chân tình thực trạng của Ngành Gỗ hiện nay. Với sự hiện diện của Ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch BIFA, Ông Lê Văn Minh - Phó Chủ tịch và đã mạnh dạn đề xuất cùng với GS.TS.NGƯT Nguyễn Hay - Hiệu trưởng nhà trường; TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Phạm Ngọc Nam - Trưởng Khoa Lâm nghiệp, về mong muốn cùng nhau đưa ra các bài toán giải quyết không chỉ trước mắt và sẽ ở tương lai dài hơn cho những Đề án, Nhân sự, hướng nghiệp, tuyển sinh.

 

 "Việt Nam hiện xếp 5 thế giới về giá trị xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sau Trung Quốc, Đức, Ý và Ba Lan. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của ngành chỉ chiếm 6% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu (140 tỉ USD). Ngành gỗ Bình Dương và cả nước có cơ hội tăng giá trị xuất khẩu, khi dự đoán tới năm 2025 giá trị ngành gỗ sẽ đạt 20 tỉ USD

 

Cơ hội vàng Thủ tướng chính phủ đã đặt ra mục tiêu 20 tỉ USD xuất khẩu cho ngành gỗ cả nước vào năm 2025 và xa hơn Việt Nam sẽ trở thành trung tâm đồ gỗ của thế giới. Mục tiêu này không quá xa vời đối với hơn 4.500 Doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng Hiệp định CPTPP đã mở ra cơ hội rất lớn cho ngành gỗ cả nước ở các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Canada, Mexico... khi các dòng thuế suất sẽ giảm theo đúng cam kết của các thành viên CPTPP. Bên cạnh đó các nước như Trung Quốc, 6 nước thành viên ASEAN không tham gia thị trường CPTPP sẽ giúp ngành gỗ cả nước thêm nhiều cơ hội phát triển. Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) cho hay, Bình Dương có khoảng 1.500 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, trong đó có 450 doanh nghiệp FDI và 1.150 doanh nghiệp nội địa. Điểm sáng của ngành gỗ tỉnh nhà chính là sự lớn mạnh của doanh nghiệp nội địa trong thời gian qua. Năm 2018 ghi nhận sự tăng trưởng của doanh nghiệp nội đạt 10,21%, trong khi đó tăng trưởng của doanh nghiệp FDI là 8,97%. Rõ ràng Hiệp định CPTPP đã bắt đầu tác động tích cực nhiều hơn đến thị trường đồ gỗ cả nước. Ông Nguyễn Liêm - Cty cổ phần gỗ Lâm Việt chia sẻ, mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ cả nước là đạt giá trị 20 tỉ USD vào năm 2025 (chiếm 10% thị trường đồ gỗ toàn cầu) là hoàn toàn khả thi. Theo ông Liêm nếu có chiến lược và nhạy bén hơn, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nghĩ đến chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa dịch vụ ngành gỗ lên đến 450 tỉ USD trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra thị trường nội địa ngành gỗ cũng rất đáng được quan tâm khi có giá trị 4 tỉ USD/năm hiện đang bị bỏ ngỏ, chưa được các doanh nghiệp khai thác triệt để. Rõ ràng với việc tham gia CPTPP, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngành gỗ cả nước đang đứng trước cơ hội vàng. Nguồn nguyên liệu cần dồi dào Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), chỉ số phát triển toàn ngành chế biến gỗ Việt Nam luôn được duy trì ở mức từ 8 - 15%/năm. Nếu như năm 2000 giá trị kim ngạch của ngành chỉ đạt 220 triệu USD thì năm 2018 đã là 9 tỉ USD, bình quân mỗi năm tăng trưởng hơn 440 triệu USD. Tương ứng với tốc độ tăng trưởng trên thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp cũng rất ấn tượng. Đến nay ngành chế biến gỗ Việt Nam đã có gần 100 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt 26 - 200 triệu USD/năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm đều tăng từ 5-7% so với năm trước. Theo báo cáo của Tổng cục lâm nghiệp - Bộ NN và PTNT năm 2018 khối lượng tiêu thụ gỗ nguyên liệu nước ta đạt khoảng 35 triệu m3 từ nhiều nguồn như gỗ khai thác rừng trồng trong nước, gỗ khai thác vườn nhà, gỗ cao su... nhưng ngành gỗ vẫn phải nhập khẩu hơn 8 triệu m3 gỗ nguyên liệu.

Với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đây cũng là khối thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành công nghiệp gỗ. Năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường trong khối này đạt trên 1,6 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2017, chiếm 18,3% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Để tận dụng cơ hội vàng phát triển ngành gỗ bền vững đó là xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp. Theo báo cáo của BIFA, năm 2018 gỗ nguyên liệu từ trồng rừng của Việt Nam đã cung cấp 80% nhu cầu cho ngành chế biến gỗ, tuy vậy để đạt được mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 20 tỉ USD nước ta cần phát triển qui hoạch thêm 2 triệu ha rừng trồng. Theo các chuyên gia, nhiệm vụ trước mắt của ngành gỗ chính là xây dựng được nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định để không những chiếm thêm thị phần ở thị trường CPTPP và mà còn mở rộng ở thị trường EU và Mỹ. Theo tính toán để đạt giá trị xuất khẩu 20 tỉ USD vào năm 2025, Việt Nam sẽ phải dùng tới khoảng 70 triệu m3 gỗ tròn..."

Phùng Hiếu - GV101

Tạp chí của Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam

 

 

 

Ngày 05/4/2019, PGS. TS. Phạm Ngọc Nam, Trưởng khoa Lâm nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã có buổi làm việc và ký kết Thoả thuận hợp tác (MOU) BIFA (Hiệp hội Chế biến gỗ Tỉnh Bình Dương) với Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 

 

Ngoài ra, nhà Trường đã có văn bản ký kết hợp tác với Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) 
Thỏa thuận giữa Trường và hai hiệp hội về hỗ trợ Sinh viên Khoa Lâm nghiệp thực tập tại các cơ sở Chế biến gỗ, cơ hội được làm việc tại hiệp hội trong năm 2019 và những năm tiếp theo; Phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện đào tạo để Sinh viên thực hành tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Chế biến gỗ trong phạm vi cả nước để Sinh viên nâng cao kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm...