Khi nghĩ đến biến đổi khí hậu, chúng ta thường nghĩ đến băng tan và mực nước biển dâng. Tuy nhiên, tác động của biến đổi khí hậu còn nhiều hơn thế và còn ảnh hưởng tới rừng và sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng. Rừng là nạn nhân của các tác động của biến đổi khí hậu. Việc tàn phá rừng góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu, bên cạnh đó quản lý rừng bền vững góp phần giảm nhẹ chúng.

  • Ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng có thể làm giảm gần 20% lượng phát thải CO2 toàn cầu;
  • Rừng được duy trì có thể giúp chúng ta thích ứng thông qua việc cung cấp các dịch vụ sinh thái quý giá.


Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) là một cơ chế được thiết kế để đền đáp về tài chính cho chủ rừng và người sử dụng rừng. Theo cơ chế này, các nước sẽ đo đếm và giám sát lượng phát thải CO2 từ mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi biên giới nước mình.

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích khi thực hiện REDD+, Việt Nam sớm đã có những bước tích cực nhằm thực hiện REDD+. Việt Nam là một trong chín quốc gia đầu tiên được chọn để thí điểm Chương trình UN-REDD và cũng là một trong những nước đầu tiên nhận được phê duyệt cho Đề xuất: Sẵn sàng thực thi REDD+ (R-PIN) thuộc Quỹ đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới (WB). Chính phủ Việt Nam, Chương trình UN-REDD và Ngân hàng Thế giới cùng phối hợp hỗ trợ sẵn sàng cho REDD+. Từ năm 2009, nhều hoạt động đã được thực hiện tại Việt Nam để sẵn sàng tham gia vào cơ chế REDD+ trong tương lai.

Trong năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập mạng lưới REDD+ quốc gia và Tổ công tác REDD+ nhằm tạo ra nhận thức về cơ chế REDD+ và xây dựng năng lực ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để phối hợp hoạt động với các Bộ, cơ quan và các tổ chức quốc tế khác. Văn phòng REDD+ Việt Nam được thành lập vào năm 2011 để phối hợp và quản lý quá trình phát triển các công cụ để thực hiện Chương trình hành động REDD+ quốc gia. Nhiều đối tác đang tích cực hỗ trợ để tạo ra một cơ chế REDD+ thực tế cho Việt Nam.

http://vietnam-redd.org

Số lần xem trang: 2151
Nhập ngày: 30-04-2017
Điều chỉnh lần cuối: 20-05-2022


Đề tài nghiên cứu khoa học

Nhiệm vụ và tầm nhìn của trường ĐH về GDĐH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Việt Nam(16-12-2015)

Xói mòn và bảo tồn đất(02-10-2009)

Dự án Dendrochronology(17-04-2008)