CHẾ BIẾN LÂM SẢN

   WOOD TECHNOLOGY

1.GIỚI THIỆU

       Bộ môn Chế biến Lâm sản là một trong 7 bộ môn của Khoa Lâm Nghiệp. Những năm qua đã từng bước trưởng thành và đạt những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ môn đảm nhận nhiệm vụ  giảng dạy, đào tạo kỹ sư và thạc sĩ chuyên ngành chế biến lâm sản cho các tỉnh phía Nam. Ngoài ra còn tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu từ trình độ căn bản đến chuyên sâu trong lĩnh vực chế biến lâm sản. Cán bộ giảng dạy của bộ môn còn tham gia nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho các cơ sở chế biến lâm sản trong vùng. Hiện nay đội ngũ cán bộ của bộ môn gồm 9 giảng viên, trong đó  trình độ tiến sĩ là 3, thạc sĩ là 2, và kỹ sư là 1.

  
2. CÁN BỘ GIẢNG DẠY

 

Stt

Học Hàm

Họ Và Tên

Chức vụ

Email

Giảng dạy

1

TS

Hoàng Thị Thanh Hương

Trưởng BM

thanhhuong_lamnghiep@yahoo.com,

Công nghệ mộc; Công nghệ phủ bề mặt gỗ;

Sản phẩm gỗ và trang trí nội thất

2

PGS.TS

Đặng Đình Bôi

giảng viên cao cấp

boilamnghiep@hcm.fpt.vn

Sử dụng máy chế biến gỗ;

Nguyên lý cắt gọt;

Lâm sản ngoài gỗ.

3

TS

Tăng Thị Kim Hồng

GĐ TT NCKTLN

tangkimhong@hcmuaf.edu.vn

Công nghệ sản xuất

ván nhân tạo;

Công nghệ bảo quản gỗ;

Ngoại ngữ chuyên ngành. 

4

ThS

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

giảng viên chính

nguyetcbls@gmail.com

Khoa học gỗ; Công nghệ xẻ;

Tối ưu hóa quá trình sản xuất;

5

ThS

Bùi Thị Thiên Kim

giảng viên

thienkimq92003@yahoo.com
thienkim@hcmuaf.edu.vn

Keo dán gỗ; Hóa Keo;

Hóa lâm sản

Đang học tiến sỹ

6

ThS

Hoàng Văn Hòa

Phó Trưởng Khoa,

GĐ TT Gỗ giấy

ttncgo_giay@hcmuaf.edu.vn

 

Công nghệ sấy gỗ;

ATLĐ và BVMT công nghiệp.

   

 

                                   Tập thể cán bộ giảng viên bộ môn Chế biến Lâm sản

 

 

3.ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

         
       

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

(Ban hành theo quyết định số:      /QĐ_ĐHNL_ĐT ngày    tháng    năm      của Hiệu Trưởng)

                           
 

* Hệ đào tạo:  Đại học chính quy (Tín chỉ) (BA)

                   
 

* Ngành đào tạo: Chế biến lâm sản (CB)

                     

    * Số tín chỉ tích lũy tối thiểu của tất cả môn học: 135

                 
 

* Điểm trung bình tích lũy tối thiểu: 2.00

                     
 

(Khung chương trình áp dụng cho khóa 2014 trở đi)

                 
                           

STT

Mã MH

Tên môn học

TC

LT

TH

TT

ĐA

LA

Năm

Học kỳ

Học trước 
(mã MH)

Tiên quyết
(mã MH)

Song hành
(mã MH)

 I. Khối kiến thức cơ bản:

I.1 Nhóm môn học bắt buộc:

1

200106

Các ng.lý CB của CN MácLênin

5

75

 

 

 

 

1

1

 

 

 

2

200107

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

30

 

 

 

 

1

1

 

 

 

3

202108

Toán cao cấp A1

3

45

 

 

 

 

1

1

 

 

 

4

202201

Vật lý 1

2

30

 

 

 

 

1

1

 

 

 

5

202501

Giáo dục thể chất 1*

1

 

45

 

 

 

1

1

 

 

 

6

213603

Anh văn 1

4

60

 

 

 

 

1

1

 

 

 

7

200201

Quân sự 1 (lý thuyết)*

3

45

 

 

 

 

1

2

 

 

 

8

200202

Quân sự (thực hành)*

3

 

90

 

 

 

1

2

 

 

 

9

202109

Toán cao cấp A2

3

45

 

 

 

 

1

2

 

 

 

10

202301

Hóa học đại cương

3

45

 

 

 

 

1

2

 

 

 

11

202502

Giáo dục thể chất 2*

1

 

45

 

 

 

1

2

 

 

 

12

202622

Pháp luật đại cương

2

30

 

 

 

 

1

2

 

 

 

13

213604

Anh văn 2

3

45

 

 

 

 

1

2

213603

 

 

14

200104

Đường lối CM của Đảng CSVN

3

45

 

 

 

 

2

1

 

 

 

15

202110

Toán cao cấp A3

3

45

 

 

 

 

2

1

202108; 202109

 

 

16

207108

Hình học họa hình- vẽ kỹ thuật

3

45

 

 

 

 

2

1

 

 

 

17

207111

Nguyên lý máy

2

30

 

 

 

 

2

1

 

 

 

18

214103

Tin học đại cương

3

30

30

 

 

 

2

1

 

 

 

19

202121

Xác suất thống kê

3

45

 

 

 

 

2

2

202110

 

 

Cộng nhóm:

52

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2 Nhóm môn học tự chọn - phải đạt 5 TC

1

205810

Họa hình ứng dụng

2

15

30

 

 

 

2

1

 

 

 

2

205532

Văn hóa đại cương

2

30

 

 

 

 

2

2

 

 

 

3

205820

Vẽ kỹ thuật ứng dụng

3

30

30

 

 

 

2

2

 

 

 

4

205101

Bảo vệ môi trường

2

30

 

 

 

 

2

2

 

 

 

5

205403

Ngoại ngữ chuyên ngành

3

45

 

 

 

 

3

1

 

 

 

Cộng nhóm:

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Khối kiến thức cơ sở ngành:

II.1 Nhóm môn học bắt buộc:

1

205801

Ergonomics trong thiết kế

3

30

30

 

 

 

3

1

 

 

 

2

207113

Sức bền vật liệu

3

45

 

 

 

 

2

2

 

 

 

3

212339

Kỹ năng giao tiếp

2

30

 

 

 

 

2

2

 

 

 

4

205709

Quản lý chất lượng sản phẩm

2

30

 

 

 

 

3

1

 

 

 

5

205540

Khoa học gỗ

4

45

30

 

 

 

3

1

 

 

 

6

205609

Nguyên lý cắt gọt

2

30

 

 

 

 

3

1

 

 

 

7

205815

Autocad ứng dụng

3

30

30

 

 

 

3

1

 

 

 

8

205544

Keo dán gỗ

3

30

30

 

 

 

3

2

 

 

 

Cộng nhóm:

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.2 Nhóm môn học tự chọn - phải đạt 6 TC

1

205546

Tối ưu hóa

3

30

30

 

 

 

2

1

 

 

 

2

207110

Kỹ thuật điện tử

2

15

30

 

 

 

2

1

 

 

 

3

207103

Cơ học lý thuyết

3

45

 

 

 

 

2

2

 

 

 

4

207109

Kỹ thuật điện

2

15

30

 

 

 

2

2

 

 

 

5

207100

Chi tiết máy

3

45

 

 

 

 

2

2

 

 

 

6

205822

Kết cấu gỗ

3

30

30

 

 

 

2

2

 

 

 

Cộng nhóm:

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Khối kiến thức chuyên ngành:

III.1 Nhóm môn học bắt buộc:

1

205542

Công nghệ bảo quản gỗ

2

15

30

 

 

 

3

1

 

 

 

2

205543

Công nghệ sấy gỗ

3

30

30

 

 

 

3

1

 

 

 

3

205513

Hóa lâm sản

2

30

 

 

 

 

3

2

 

 

 

4

205541

Công nghệ xẻ

3

30

30

 

 

 

3

2

 

 

 

5

205612

Sử dụng máy chế biến

3

30

30

 

 

 

3

2

 

 

 

6

205728

Quản trị doanh nghiệp

2

30

 

 

 

 

3

2

 

 

 

7

205559

Thực tập các môn cơ sở CB

3

 

 

135

 

 

3

2

 

 

 

8

205545

Công nghệ ván nhân tạo

4

45

30

 

 

 

4

1

 

 

 

9

205547

Công nghệ mộc

4

45

30

 

 

 

4

1

205540

 

 

10

205548

Công nghệ trang sức bề mặt gỗ

3

45

 

 

 

 

4

1

 

 

 

11

205616

ATLĐ và BVMT công nghiệp

2

30

 

 

 

 

4

1

 

 

 

12

205816

Thực tập nghề nghiệp (CBLS)

3

 

 

135

 

 

4

1

 

 

 

Cộng nhóm:

34

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.2 Nhóm môn học tự chọn - phải đạt 6 TC

1

208454

Lâm sản ngoài gỗ

2

30

 

 

 

 

3

1

 

 

 

2

205809

Trang trí cơ bản

2

15

30

 

 

 

3

1

 

 

 

3

205317

Khai thác lâm sản

2

30

 

 

 

 

3

1

 

 

 

4

205557

Thiết kế xưởng CBG

2

15

30

 

 

 

3

2

 

 

 

5

205823

Thiết kế sản phẩm nội thất

4

45

30

 

 

 

3

2

 

 

 

6

205911

Gỗ và xenlulô

3

45

 

 

 

 

4

1

 

 

205808

7

205824

Dự toán công trình nội thất

2

15

30

 

 

 

4

1

 

 

 

8

205531

Công nghệ giấy sợi ĐC

2

30

 

 

 

 

4

1

 

 

 

Cộng nhóm:

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.3 Nhóm môn học tốt nghiệp - phải đạt 10 TC

1

205907

Khóa luận tốt nghiệp

10

 

 

 

 

 

4

2

 

 

 

2

205909

Tiểu luận TN (5 TC) + phải đạt thêm 5 tín chỉ ở nhóm tự chọn chuyên ngành (III.2)

10

 

 

 

 

 

4

2

 

 

 

3

 

Các học phần thay thế tốt nghiệp (phải đạt thêm 10 tín chỉ ở nhóm tự chọn chuyên ngành - III.2)

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng nhóm:

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                           

Tổng tín chỉ bắt buộc: 108

                     

Tổng tín chỉ các nhóm tự chọn:  27

                     

Ghi chú:

(*) Học phần điều kiện, khi hoàn thành SV sẽ được cấp chứng chỉ.

       
                             

  

         ĐÀO TẠO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG

       Chương trình đào tạo sinh viên có kiến thức cơ sở ngành về họa hình, vẽ kỹ thuật, cơ học, nguyên lý máy, chi tiết máy, sức bền vật liệu, khoa học gỗ, bảo quản và sấy gỗ. Bên cạnh đó sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên ngành về vật liệu gỗ, sản phẩm gỗ, công nghệ xử lý chế biến các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, thiết kế sản phẩm gỗ, thiết kế qui trình sản xuất các sản phẩm gỗ và ván nhân tạo, quản lý dây chuyền sản xuất, nguyên tắc thao tác và vận hành các thiết bị chế biến lâm sản.

        Sinh viên khi tốt nghiệp có các kỹ năng:

§        Thực hiện được các nghiên cứu về gỗ, sản phẩm gỗ và vật liệu gỗ

§        Thiết kế các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất

§        Thiết kế các dây chuyền công nghệ sản xuất chế biến lâm sản

§        Quản lý dây chuyền sản xuất chế biến lâm sản

§        Đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm gỗ.

§        Tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành gỗ và vật liệu gỗ.

               CƠ HỘI VIỆC LÀM

Hiện nay cả nước có khoảng 2.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170.000 lao động. Giá trị xuất khẩu (XK) đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước từ năm 2001-2010. Ngành chế biến XK gỗ trở thành 1 trong 5 ngành hàng XK mũi nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trường hơn 120 nước trên thế giới. Đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng lợi thế do WTO mang lại nên đã xâm nhập vào thị trường mới là Mỹ và EU, XK sản phẩm gỗ sẽ hướng đến nhiều thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư chế biến lâm sản rất lớn, đây sẽ là cơ hội cho các bạn những ai đã, đang và sẽ là những “trụ cột” phục vụ cho ngành công nghiệp gỗ đầy tiềm năng.

        Kỹ sư chế biến lâm sản có thể làm việc trong các lĩnh vực như sau:

*     Công ty hoặc xí nghiệp chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ như : Công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty TNHH Minh Dương, Công ty Trường Tiền,

*     Công ty xây dựng và trang trí nội thất.

*     Công ty sấy gỗ, bảo quản gỗ, keo dán gỗ, ván nhân tạo…

*     Công ty hóa chất về sơn, phụ kiện trong lắp ráp: đinh, vít…

*      Các viện, trường học hay trung tâm nghiên cứu đo lường về gỗ và vật liệu gỗ nhân tạo

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

        Trong những năm qua, với sự nỗ lực và trưởng thành của các thành viên trong bộ môn, bên cạnh đó do yêu cầu từ thực tế sản xuất đã thôi thúc các thành viên trong bộ môn không ngừng nghiên cứu  đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác nghiên cứu khoa học góp phần cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản xuất của ngành. Các công trình nghiên cứu bao gồm những lĩnh vực như sau:

*      Nghiên cứu chế biến và sử dụng nguyên liệu ngoài gỗ.

*      Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và công nghệ bảo quản, sấy gỗ.

*      Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván sợi và ván dăm.

*      Nghiên cứu các cơ sở khoa học và công nghệ chế biến - sử dụng gỗ rừng trồng

*      Nghiên cứu công nghệ chế biến và sử dụng các loại tre, vật liệu tre - gỗ kết hợp, công nghệ biến tính tre.

*      Nghiên cứu công nghệ  biến tính một số loại gỗ rừng trồng.

*      Nghiên cứu công nghệ tẩy nhuộm màu gỗ.

 4. HƯỚNG PHÁT TRIỂN

       Nhu cầu ngày càng tăng về gỗ và vật liệu gỗ trong xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa, sức ép trong việc cân đối giữa bảo vệ tài nguyên rừng, kinh doanh rừng và thị hiếu người tiêu dùng về gỗ và vật liệu gỗ đã đặt ra cho ngành Chế biến Lâm sản một nhiệm vụ rất nặng nề. Cần phải có một định hướng đúng cho sự cân bằng và phát triển ổn định từ góc độ bảo vệ môi trường, Trong những năm tới, Bộ môn Chế biến Lâm sản sẽ tập trung vào những định hướng chính sau đây:

Về nhiệm vụ dào tạo:

*     Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên, phấn đấu đến năm 2020, hầu hết các cán bộ giảng dạy của bộ môn đạt trình độ tiến sĩ khoa học.

*     Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Về nghiên cứu khoa học

*     Hướng nghiên cứu của bộ môn trong những năm tới là sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học với những trọng điểm sau đây:

*     Nghiên cứu những giải pháp và mô hình chế biến gỗ cũng như các lâm sản phụ theo hướng sản xuất nhỏ, phục vụ cho công việc phát triển công nghiệp nông thôn, để phát triển các ngành nghề truyền thống và chế biến gỗ rừng trồng.

*     Nghiên cứu một số lĩnh vực mũi nhọn của ngành: Nghiên cứu công nghệ chế biến vật liệu mới từ các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ mọc nhanh, những nguyên liệu ngoài gỗ theo hướng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

*     Nghiên cứu những giải pháp công nghệ nhằm nâng giá trị sử dụng của lâm sản và đa dạng hóa loịa hình sản phẩm. 

 

 
  Mọi chi tiết xin liên hệ:

 Bộ môn Chế biến Lâm sản, Khoa Lâm Nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại : (08) 38975453  website: http://ff.hcmuaf.edu.vn

Email: thanhhuong_lamnghiep@yahoo.com, thienkimq92003@yahoo.com, thienkim@hcmuaf.edu.vn 

 

 

Số lần xem trang: 2437
Nhập ngày: 02-01-2008
Điều chỉnh lần cuối: 10-04-2018


Bộ môn Thiết kế đồ gỗ nội thất(07-11-2011)

Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp Xã hội(02-01-2008)

Bộ môn Giấy và Bột giấy(03-01-2008)

Bộ môn:(03-01-2008)

Trung tâm nghiên cứu Chế biến Lâm sản, Giấy và Bột giấy(17-03-2008)

Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật Lâm nghiệp(14-10-2015)

Nhân sự khoa Lâm Nghiệp năm 2021(02-01-2008)