Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) là một trong 10 thành tựu nổi bật của ngành nông lâm nghiệp trong thập kỷ qua. PFES hướng tới nâng cao diện tích và chất lượng rừng, cải thiện đời sống cho người dân và giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước. PFES tập trung vào nhiều dịch vụ môi trường bao gồm bảo vệ rừng đầu nguồn, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng, vẻ đẹp cảnh quan, cung cấp dịch vụ cho nuôi trồng thủy hải sản, sử dụng nước cho công nghiệp, và dịch vụ cung ứng bãi đẻ. Hiện nay Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang xây dựng và thí điểm nhiều cơ chế cho các dịch vụ khác như chi trả carbon. Mặc dù PFES đã chú trọng tới vai trò của rừng ngập mặn thông qua dịch vụ cung ứng bãi đẻ, trong thực tế việc triển khai cơ chế PFES cho rừng ngập mặn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, rừng ngập mặn không chỉ cung cấp dịch vụ hệ sinh thái liên quan đến cung ứng bãi đẻ, mà còn nhiều dịch vụ quan trọng khác như lọc kim loại nặng, chắn và giảm song, cung cấp vẻ đẹp cảnh quan, hấp thụ carbon. Việc chỉ tập trung xây dựng cơ chế chi trả cho một loại hình dịch vụ môi trường sẽ hạn chế tiềm năng tài chính có thể huy động để bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời khiến cộng đồng và công chúng có góc nhìn chưa đầy đủ về vai trò lớn của rừng ngập mặn. Chính vì vậy, xây dựng cơ chế tài chính mới của PFES liên quan đến rừng ngập mặn là điều rất cần thiết.

Mặc dù nhu cầu xây dựng cơ chế tài chính mới của PFES đối với rừng ngập mặn đã được đề cập trong một thời gian dài, các nhà hoạch định chính sách gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp các bằng chứng khoa học để trả lời 4 câu hỏi chính: “Chi trả cho dịch vụ nào của rừng ngập mặn? Ai là người chi trả? Mức chi trả là bao nhiêu? Thu chi như thế nào?”.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) và Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, hội thảo này được tổ chức cũng nằm trong chuỗi sự kiện hoạt động kỷ niệm 65 ngày thành lập Trường (1955-2020)Nhằm mục đích tạo mối quan hệ trong nghiên cứu cũng như trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm, hội thảo kì vọng sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ về kết quả nghiên cứu cũng như những khoảng trống kiến thức cần phải giải quyết liên quan đến lĩnh vực PFES, đồng thời cung cấp những bằng chứng khoa học hiện có để giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà tài trợ trong việc xây dựng chính sách và các dự án có liên quan.

 

Số lần xem trang: 2211
Nhập ngày: 05-04-2021
Điều chỉnh lần cuối: 20-05-2022


Hội thảo Khoa học:

Chứng chỉ rừng bền vững và FLEGT tại Việt Nam từ chính sách đến thực tiễn(03-09-2021)

Liên kết Chính sách, Khoa học & Thực tiễn trong Thích ứng & Giảm thiểu Biến đổi Khí hậu và Phát triển Bền vững(05-04-2021)

Hội thảo xây dựng khung chương trình đào tạo theo chuẩn AUN(06-06-2018)

HỘI THẢO PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG(19-01-2018)

HỘI THẢO KHOA HỌC LÂM NGHIỆP: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG(30-03-2015)

HỘI THẢO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA LÂM NGHIỆP NĂM 2012(31-12-2012)