Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2" do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến tăng cường năng lực giáo dục Hà Lan.

Mục tiêu của dự án còn là thực hiện chính sách đào tạo theo nhu cầu xã hội và hình thành chính sách về mô hình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp. Từ năm 2005, 8 trường đại học của Việt Nam với sự hỗ trợ của Hà Lan đã bắt đầu xây dựng các chương trình POHE cho các ngành đào tạo như du lịch và khách sạn, sư phạm, nông lâm, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện tử và công nghệ thông tin. Ngay sau khi kết thúc giai đoạn 1 của dự án POHE1 do Chính phủ Hà Lan tài trợ, 8 trường đại học của Việt Nam và các đối tác Hà Lan tham gia POHE1 đã tích cực xây dựng hồ sơ cho dự án POHE 2. Cơ quan thực hiện dự án này là Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và một nhóm các đối tác Hà Lan gồm Trường Đại học Khoa học ứng dụng Saxion, Trường Đại học Van Hall Larenstein, Trường Đại học Vrije Amsterdam và Tổ chức đào tạo - tư vấn quốc tế MDF

Dự án Phát triển Giáo dục Đại học theo Định hướng Nghề nghiệp - Ứng dụng (POHE) ở Việt Nam (2012-2015) giai đoạn 2 tiếp tục được đặt trong bối cảnh Giáo dục Đại học tại Việt Nam đang tìm kiếm câu trả lời cho những thách thức nổi lên từ quá trình hiện đại hóa đang diễn ra trong xã hội, trong nền kinh tế và trong nghề nghiệp. Các thành phần xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp, đang đòi hỏi phải có những thay đổi trong Giáo dục Đại học. Điểm quan trọng trong mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp mà dự án quan tâm tới chính là thị trường lao động: Doanh nghiệp thấy khó khăn trong việc tuyển dụng được những sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng được những yêu cầu của công việc và trở thành những nhân viên chuyên nghiệp. Do vậy mục tiêu hướng đến của dự án là một hệ thống Giáo dục Đại học có định hướng nghề nghiệp, đáp ứng nhanh chóng và tích cực với những đòi hỏi thay đổi, cụ thể nhất là trong 8 trường đại học tham gia dự án với những chương trình giáo dục được lựa chọn.

Dự án đặt ra 3 mục tiêu rõ ràng có thể nhận diện và đo lường thông qua mỗi yếu tố cấu thành. Ở kết quả đầu tiên, dự án sẽ mang đến cho mỗi trường một Chiến lược Giảng dạy có Tiếp xúc với Doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua cách thức và phương tiện thiết kế và tiến hành chương trình Giảng dạy có sự tham gia của Doanh nghiệp, tính lưu động của sinh viên và của giảng viên với Doanh nghiệp cũng như tiếng nói rõ ràng của Doanh nghiệp trong Quản trị nhà trường.
  
Kết quả thứ hai của dự án là sự hình thành một lực lượng giảng viên được cấp chứng nhận năng lực UBC (University Business Cooperation – Hợp tác giữa trường Đại học và Doanh nghiệp), thông qua việc xây dựng nên những Tiêu chuẩn Giảng viên đồng bộ và áp dụng hài hòa trên cả nước. Các giảng viên sẽ được tham gia vào những chương trình tập huấn tại trung tâm POHE ở mỗi  trường, góp phần làm gia tăng đáng kể số lượng giảng viên đạt trình độ giảng dạy có tiếp xúc với Doanh nghiệp.
 
Kết quả thứ ba mà dự án sẽ mang lại là các Điều kiện khung cho phép Giảng dạy có tiếp xúc với Doanh nghiệp. Cách tiếp cận theo quy trình của dự án sẽ đưa ra những biện pháp chính sách giúp đem lại những lợi ích, những động lực lớn hơn cho các trường và giảng viên, đồng thời giảm bớt những rào cản cho họ trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp.
 
Trong 4 năm dự án, một biện pháp tiếp cận thận trọng theo hướng Học tập sẽ được tiến hành, bắt đầu từ việc rà soát lại những kết quả đạt được của dự án trong giai đoạn 1 rồi đề ra chiến lược cho giai đoạn 2. Từ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng 8 trường tham gia dự án sẽ có các hành động cụ thể nhằm đạt được ba kết quả đã đề ra. Trong và sau 2 năm, dự án sẽ tăng cường gắn kết với lĩnh vực doanh nghiệp bằng việc tham gia của các bên liên quan. Trước khi dự án kết thúc, các hành động sẽ được củng cố, và cùng với kết quả sẽ được phổ biến trên diện rộng đến các doanh nghiệp và các trường khác trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Các biện pháp tiến hành của dự án sẽ được thiết kế với đặc trưng về giới và việc thực hiện sẽ được giám sát khác biệt cho các vấn đề liên quan đến giới.  
 
Dự án được đưa vào hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự tham gia 8 trường đại học bằng việc đầu tư thời gian và tầm nhìn của lãnh đạo trường, công sức đóng góp của các giảng viên và cán bộ nhà trường ở các phòng ban. Dự án sẽ tổ chức hàng loạt những sự kiện học tập và tiếp xúc, với sự hỗ trợ của công cụ truyền thông trực tuyến, để chia sẻ và học hỏi từ  những điển hình thành công, từ các nghiên cứu và các hoạt động tư vấn.
 
Bộ Giáo dục và Đào phụ trách việc thực hiện dự án về tổng thể. 8 trường đại học tham gia đóng góp ý kiến cho các quyết sách thông qua các cuộc họp thường kỳ và các quy trình điều phối nội bộ. Hỗ trợ tài chính từ chính phủ Hà Lan thông qua NUFFIC (Quỹ Sáng kiến Hà Lan cho Phát triển Năng lực Giáo dục Đại học) cung cấp những trợ giúp về kỹ thuật được thực hiện bởi một hợp đoàn các tổ chức Hà Lan do Đại học Khoa học Ứng dụng Saxion điều phối.

Số lần xem trang: 2214
Nhập ngày: 16-12-2015
Điều chỉnh lần cuối: 04-04-2021


Đại học

Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2022, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm TP.HCM(20-06-2022)

Thng tin tuy?n sinh 2021 - Khoa Lm nghi?p - ?H Nng Lm Tp. H? Ch Minh(05-06-2018)

Giới thiệu các ngành đào tạo của Khoa Lâm Nghiệp - Tuyển sinh đại học 2021(27-07-2016)

Thng tin tuy?n sinh 2020 - Khoa Lm nghi?p - ?H Nng Lm Tp. H? Ch Minh(25-04-2023)

10 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KHÁI NIỆM POHE(16-12-2015)

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH POHE(16-12-2015)

Thông tin đào tạo các ngành thuộc khoa Lâm nghiệp năm 2015(28-01-2015)

THÔNG TIN TUYEN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012(12-03-2012)