Giáo dục định hướng nghề nghiệp-ứng dụng (POHE) là giáo dục đại học đặt mục tiêu cung cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, có sự liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực nghề nghiệp (công giới) trong nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Các chương trình POHE ở Việt Nam cấp bằng cử nhân trình độ đại học. 

    1) Sứ mạng của trường đại học Các chương trình POHE tại các trường đại học tập trung mạnh mẽ vào thực hành nghề nghiệp trong cả nhiệm vụ đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu. Sứ mạng của một trường hay một khoa đào tạo POHE chủ yếu là phục vụ thị trường lao động địa phương, nhưng cũng có thể là thị trường lao động nội địa và quốc tế.

     2) Mục tiêu của POHE Các chương trình POHE đào tạo sinh viên, sau khi tốt nghiệp, có khả năng làm việc được ngay trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Chất lượng của chương trình đáp ứng các yêu cầu của ngành theo quy định của nền giáo dục đại học quốc gia (và quốc tế) và thực tiễn nghề nghiệp. Chất lượng của các chương trình đại học (và cao học) POHE đáp ứng các tiêu chuẩn chung, được quốc tế công nhận bằng đại học và thạc sỹ.

     3) Chương trình POHE Chương trình đào tạo POHE dựa trên hồ sơ năng lực nghề nghiệp, được phát triển cùng với công giới, có tham khảo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Năng lực là “khả năng vận dụng hài hòa kiến thức, kỹ năng và thái độ trong hoạt động nghề nghiệp”. Hồ sơ năng lực được chuyển đổi thành một quá trình sư phạm chứa đựng các hoạt động dạy và học trợ giúp sinh viên đạt được các mục tiêu học tập dự kiến. Chương trình POHE phản ánh cách tiếp cận tích hợp, trong đó kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành và đào tạo các kỹ năng mềm, tập trung vào thực hành nghề nghiệp của sinh viên. Bên cạnh việc đánh giá kiến thức lý thuyết truyền thống, đánh giá sinh viên còn có cả các hợp phần thực hành liên quan đến công giới. Đó là đánh giá khả năng của sinh viên trong thực hành nghề nghiệp và các kỹ năng của họ trong việc sử dụng các thiết bị đặc biệt (ví dụ, các kỹ năng sử dụng phòng thí nghiệm, thiết bị mô phỏng, v.v). 

    4) Tổ chức và quản lý Các chương trình POHE được tổ chức theo các mục tiêu học tập của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của một nghề nghiệp cụ thể. Phương pháp dạy và học tích cực trong các chương trình POHE đòi hỏi có sự hợp tác, làm việc theo nhóm và tinh thần trách nhiệm ở cấp độ quản lý chương trình, các hoạt động dạy, học và đánh giá cũng như các vấn đề quản lý, hành chính. Cập nhật các chương trình POHE đòi hỏi có sự đánh giá một cách hệ thống và thường xuyên của các bên liên quan. Các mục tiêu chính của đánh giá là: − Các năng lực và các mục tiêu học tập đạt được trong suốt chương trình − Phương pháp sư phạm − Tính khả thi của các đồ án sinh viên, công việc theo nhóm và các chương trình thực tập − Quá trình đánh giá và kết quả đánh giá. 

     5) Sự tham gia của công giới Cách tiếp cận của POHE đòi hỏi có sự hỗ trợ từ công giới thông qua các hoạt động cố vấn/tư vấn ở cấp độ chương trình; cung cấp các cơ hội học tập cho sinh viên qua các chương trình thực tập, hướng dẫn nghiệp vụ trong các đồ án nhóm và đồ án tốt nghiệp. Thông qua đối thoại thường xuyên, nhà trường tìm kiếm thông tin từ công giới cho việc phát triển và điều chỉnh các hồ sơ nghề nghiệp, xem xét và cải tiến chương trình đào tạo.Công giới được khuyến khích tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình đào tạo qua hình thức thỉnh giảng, hướng dẫn đồ án sinh viên, tiếp nhận các chương trình thực tập và đồ án tốt nghiệp.

      6) Sinh viên Sinh viên POHE thể hiện các phẩm chất cần thiết của giáo dục đại học. Các mục tiêu học tập định hướng thực hành trong chương trình POHE đòi hỏi sinh viên học theo nhóm, cùng thực hiện các đồ án nhóm, tự học, thực hành độc lập, tự sắp xếp công việc và làm các bài tập. Vì vậy sinh viên cần được hỗ trợ để phát triển phong cách học tập đặc trưng “học thông qua làm việc”. 

      7) Giảng viên Bên cạnh các yêu cầu về công tác giảng dạy theo quy định, các chương trình POHE đòi hỏi giảng viên phải có kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp. Đội ngũ giảng viên cần có kiến thức đầy đủ và thời sự về nghề nghiệp (có nghĩa là các giảng viên tốt nghiệp từ các chương trình giáo dục đại học ở các ngành có liên quan). Đội ngũ giảng viên phải có khả năng dẫn dắt, đặc biệt ứng dụng tri thức và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuộc ngành đào tạo. Đội ngũ giảng viên phải có khả năng thực hiện các phương thức dạy học kích thích được tính chủ động học tập của sinh viên, các phương thức đánh giá lý thuyết và thực hành tích hợp. 

      8) Cơ sở vật chất Các chương trình POHE cần cơ sở vật chất và những trang thiết bị đặc thù để tổ chức và đào tạo thực hành nhằm mô phỏng các tình huống trong thực tiễn nghề nghiệp. Yêu cầu chung của các chương trình POHE là sự sẵn sàng đáp ứng của các trang thiết bị phục vụ thực hành, các phòng thí nghiệm rèn luyện kỹ năng mô phỏng thực tế nghề nghiệp, phòng máy tính và thỏa thuận với các công ty về việc sử dụng các trang thiết bị hoặc máy móc (đắt tiền) của công giới khi cần thiết. 

      9) Nghiên cứu Các chương trình POHE tập trung thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và cải thiện nghề nghiệp thông qua mô hình: nghiên cứu- đào tạo-ứng dụng-chuyển giao. Nghiên cứu ở trình độ cử nhân đòi hỏi ứng dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ trong thực hành nghề nghiệp. Các hoạt động nghiên cứu trong các chương trình POHE đều là nghiên cứu ứng dụng. Các câu hỏi nghiên cứu được hình thành trong mối quan hệ mật thiết với công giới và các đồ án tốt nghiệp của sinh viên thường giải quyết những vấn đề/bài toán nảy sinh từ thực tế nghề nghiệp. 

    10) Vai trò của người lãnh đạo Cách tiếp cận POHE đòi hỏi sự ủng hộ của tất cả các cấp quản lý trong nhà trường, từ hiệu trưởng, các phòng ban tới các đơn vị dịch vụ hỗ trợ. Những ủng hộ này gồm ủng hộ đối với các chương trình định hướng nghề nghiệp-ứng dụng; thể hiện khái niệm POHE trong tuyên ngôn sứ mạng và chiến lược phát triển trường, khoa hoặc phòng ban; thiết lập và duy trì các mối quan hệ với công giới, cũng như sự ủng hộ của ban điều phối chương trình và đảm bảo chất lượng nội bộ.

 

Số lần xem trang: 2189
Nhập ngày: 16-12-2015
Điều chỉnh lần cuối: 03-11-2018


Đại học

Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2022, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm TP.HCM(20-06-2022)

Thng tin tuy?n sinh 2021 - Khoa Lm nghi?p - ?H Nng Lm Tp. H? Ch Minh(05-06-2018)

Tư vấn tuyển sinh khoa Lâm Nghiệp 2021_tại Cần Thơ (04/04/2021)(16-12-2015)

Giới thiệu các ngành đào tạo của Khoa Lâm Nghiệp - Tuyển sinh đại học 2021(27-07-2016)

Thng tin tuy?n sinh 2020 - Khoa Lm nghi?p - ?H Nng Lm Tp. H? Ch Minh(25-04-2023)

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH POHE(16-12-2015)

Thông tin đào tạo các ngành thuộc khoa Lâm nghiệp năm 2015(28-01-2015)

THÔNG TIN TUYEN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012(12-03-2012)